Thuyết ưu sinh ở Đức Quốc Xã
Thuyết ưu sinh ở Đức Quốc Xã

Thuyết ưu sinh ở Đức Quốc Xã

Thuyết ưu sinh tại Đức Quốc xã đề cập đến các chính sách ưu sinh tại Đức Quốc Xã, bao gồm những quan điểm ngụy khoa học về di truyền học. Học thuyết chủng tộc của chủ nghĩa quốc xã ưu tiên vào việc cải thiện di truyền sinh học của người Đức bằng cách áp dụng chọn lọc nhân tạo các đặc tính của các chủng tộc "Bắc Âu" và "Arya".[1] Dựa trên học thuyết này, chính phủ Đức Quốc Xã đã thi hành chính sách triệt sản bắt buộc và tiêu diệt hàng loạt những người bị coi là "không mong muốn" (những người không phù hợp với tiêu chuẩn).Thuyết ưu sinh tại Đức trước và trong thời kỳ Quốc xã có nhiều nét tương đồng với thuyết ưu sinh tại Hoa Kỳ (đặc biệt ở California), nơi đã là nguồn cảm hứng cho thuyết sinh học của Đức. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler, vai trò của ưu sinh học trở nên quan trọng hơn rất nhiều khi giới thượng lưu giàu có (thân Quốc xã) bắt đầu đổ nhiều vốn vào lĩnh vực này. Sau đó, các chương trình ưu sinh học được phát triển nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các chính sách chủng tộc của chủ nghĩa Quốc xã.[2]Những người bị nhắm đến để loại bỏ chủ yếu là những người sinh sống trong các cơ sở tư nhân và nhà nước. Họ bao gồm tù nhân, người suy đồi, chống đối chính quyền và những người có khiếm khuyết trí tuệthể chất bẩm sinh (Erbkranken) – những cá nhân bị coi là có trí tuệ kém. Trên thực tế, việc bị chẩn đoán mắc "kém thông minh" (tiếng Đức: Schwachsinn) là nguyên nhân chính được xem xét để tiến hành triệt sản bắt buộc,[3] bao gồm những người mà bác sĩ chẩn đoán hoặc có dấu hiệu:Tất cả những người có dấu hiệu trên đều bị coi là mục tiêu để loại trừ khỏi chuỗi di truyền. Hơn 400.000 người bị ép buộc phải triệt sản và khoảng 300.000 người bị giết trong chương trình tử thần Aktion T4.[7][8][9][10] Hàng nghìn người khác đã tử vong do biến chứng của các ca phẫu thuật bắt buộc, phần lớn nạn nhân là phụ nữ phải trải qua phẫu thuật cắt ống dẫn trứng.[3] Vào tháng 6 năm 1935, Hitler và nội các chính phủ Quốc Xã công bố danh sách bảy sắc lệnh mới, trong đó sắc lệnh số 5 đề ra mục tiêu đẩy nhanh quá trình điều tra liên quan đến các trường hợp triệt sản.[11]Vấn đề giảm bớt tình trạng quá tải của các bệnh viện tâm thần đã góp phần quan trọng vào quyết định của Đức trong việc thi hành chính sách triệt sản bắt buộc và tiêu diệt những bệnh nhân tâm thần. [...] Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Hiter đã kí sắc lệnh cho phép chương trình giết hại những bệnh nhân tâm thần, cùng ngày quân đội Đức tấn công vào Ba Lan. Mặc dù chương trình này chưa từng được ban hành thành luật chính thức, Hitler đã đảm bảo miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho những người tham gia vào chương trình này.[4]Ở Đức, khái niệm "ưu sinh học" chủ yếu được biết đến dưới tên gọi Rassenhygiene hoặc "thanh lọc chủng tộc".[12][13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuyết ưu sinh ở Đức Quốc Xã https://books.google.com/books?id=1lvbUy441m0C&pg=... https://www.jewishvirtuallibrary.org/nazi-persecut... https://doi.org/10.1093/schbul/sbp097 https://doi.org/10.1093%2Fschbul%2Fsbp097 https://www.worldcat.org/issn/0586-7614 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC28001... https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19759092 https://web.archive.org/web/20180916185919/http://... http://tgdor.org/holocaust.shtml https://www.outsmartmagazine.com/2012/11/illuminat...